Sáng tạo - chìa khóa vàng của doanh nghiệp

Người đăng: Unknown on Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn http://idibrand.com/thuong-hieu/tinh-huong-thuong-hieu/856-sang-tao--chia-khoa-vang-cua-doanh-nghiep.html
Sáng tạo là chuyển động mà trong thế giới ngày nay, dừng lại là đồng nghĩa với sự tự hủy diệt. Có thể nhắc đến diễn đàn các nhà lãnh đạo mang chủ đề sáng tạo do Hãng IBM tổ chức tại Rome (Ý) vào đầu tháng 4-2006. Sáng tạo hiểu theo khái niệm mới 500 giám đốc điều hành (CEO), viên chức nhà nước cấp cao và nhiều học giả được mời nghe một nhóm chuyên gia đầu ngành về kinh tế sáng tạo đăng đàn thuyết trình.
Những câu chuyện của họ đã phản ánh trong một bình luận từ CEO của IBM, Samuel J. Palmisano: “Cách mà bạn phát triển trong môi trường hiện thời là bằng sáng tạo - sáng tạo trong kỹ thuật; sáng tạo trong chiến thuật; sáng tạo trong mô hình doanh nghiệp”. Ngày nay, như nhận xét của BusinessWeek (24-4-2006), sáng tạo không thuần túy là thiết kế mới sản phẩm. Nó là tiến trình tái lập phát kiến trong hoạt động doanh nghiệp và xây dựng thị trường hoàn toàn mới để đáp ứng những nhu cầu khách hàng chưa được thâm nhập.
Quan trọng nhất, ở thời mà Internet và toàn cầu hóa mở rộng phạm vi cho vô vàn ý tưởng mới, sáng tạo còn là sự chọn lọc và triển khai ý tưởng đúng rồi đưa nó ra thị trường trong thời gian kỷ lục. Thập niên 1990, khi nói đến sáng tạo người ta thường liên tưởng đến kỹ thuật và sự kiểm soát chất lượng cũng như chi phí sản xuất. Ngày nay, sáng tạo hàm ý về xây dựng tổ chức doanh nghiệp (corporate organization - ý nghĩa rộng hơn từ “công ty”) sao cho hiệu quả đồng thời tái thiết kế nó để nó mang tính sáng tạo và phát triển.
Họ đã sáng tạo như thế nào? Để hiểu rõ hơn về ứng dụng cũng như tầm quan trọng của sáng tạo trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên san BusinessWeek đã cùng Nhóm tư vấn Boston (BCG) nghiên cứu và công bố xếp hạng (hằng năm) 25 công ty có thang điểm sáng tạo cao nhất (hơn 1.000 nhà quản trị cấp cao đã phản hồi thăm dò từ khảo sát BusinessWeek/BCG). Qua đó, có thể thấy sáng tạo được thể hiện ở nhiều phạm vi.
Đứng đầu bảng về sáng tạo là Hãng Apple Computer Inc. Bây giờ không chỉ sản xuất máy tính, Apple còn tạo ra cuộc cách mạng trong công nghiệp giải trí bằng thiết bị nghe nhạc iPod. Chỉ với iPod, Apple đã nằm ít nhất ở bảy hạng mục-phạm vi sáng tạo, từ sáng tạo về hoạt động mạng (thỏa thuận với các công ty đĩa bán nhạc trên mạng); sáng tạo về mô hình doanh nghiệp; sáng tạo về xây dựng thương hiệu...
Về sáng tạo điều phối, BMW Group hiện được đánh giá cao nhất. Bất cứ khi nào BMW bắt đầu nghiên cứu một mẫu xe mới, các thành viên nhóm dự án (200-300 người, thuộc lĩnh vực cơ khí, thiết kế, sản xuất, tiếp thị, kinh doanh và tài chính) đều phải rời vị trí làm việc của mình (rải rác tại nhiều nơi) để tập trung về Trung tâm Sáng tạo và nghiên cứu (FIZ) và làm việc ở đó có khi đến ba năm!
Liên quan sáng tạo điều phối còn có hãng Hàng không Southwest. Trong sáu tháng, họ gặp nhau 10 tiếng/tuần, trình bày ý tưởng quanh chủ đề “Những thay đổi mang lại ảnh hưởng lớn nhất nào có thể được thực hiện cho hoạt động hàng không của chúng ta?”. Nhóm khảo sát đệ trình 109 ý tưởng cho ban quản trị cấp cao rồi từ đó người ta chọn ra ý tưởng khả thi nhất...
Làm thế nào để tạo ra một nền văn hóa sáng tạo? Thể hiện sự trân trọng là điều cần thiết. Tại Nokia Corp, người ta đưa những kỹ sư có ít nhất 10 sáng chế vào “club 10” và nhìn nhận họ mỗi năm bằng buổi lễ trao giải chính thức do đích thân CEO Jorma Ollila chủ trì
Sáng tạo có cần đi đôi với sản xuất? Mỹ luôn được coi là một hình mẫu về nền kinh tế sáng tạo và công nghệ cao, với chiến lược tập trung hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để giảm chi phí tối đa. Tuy nhiên, ngày nay, đã có nhiều tiếng nói cảnh bảo những ảnh hưởng xấu của chiến lược này.
Theo Gary Pisano và Willy Shih, hai GS. về quản trị kinh doanh tại trường kinh doanh Harvard, sau nhiều thập kỷ thành công với chiến lược outsourcing (thuê ngoài), năng lực của Mỹ trong sáng tạo và phát triển các sản phẩm công nghệ cao nhiều triển vọng trong tương lai đang trên đà giảm sút. Liệu đã quá trễ để thay đổi tình hình này? Những luận điểm chính của các GS. bao gồm:
- Xuất khẩu sản xuất để lại nhiều hậu quả cho ngành công nghiệp của đất nước, cũng như cho năng lực sáng tạo tập thể.
- Suy giảm năng lực sản xuất là một quá trình lâu dài, tuy nhiên những hậu quả mà quá trình này để lại gần như không thể khắc phục, vì vậy đây là thời điểm phải có những chính sách cụ thể đối với chính sách xuất khẩu.
- Những chính sách công có vai trò nhất định trong việc duy trì năng lực sản xuất ở nhiều ngành.
- Thế hệ sinh viên MBA cũng như các nhà quản lý gần đây đã tin vào một ý tưởng sai lầm về sản xuất khi cho rằng sản xuất chỉ là hình thức lao động chân tay, không đòi hỏi trí tuệ, và đất nước nào về lâu dài cũng cần tập trung nhất vào việc phát triển trí tuệ.
Trong bài báo "Phục hồi năng lực cạnh tranh của Mỹ" [1] đăng trên tạp chí Harvard Business Review nă 2009 và đã đạt giải thưởng của Viện nghiên cứu chiến lược McKinsey cùng năm, Gary Pisano và Willy Shih đã trình bày cụ thể tầm nhìn của mình về những luận điểm trên. Dưới đây là bài phỏng vấn của 2 GS. thực hiện bởi Roger Thompson, một cựu sinh viên Harvard.
- Roger Thompson: 2 ông có cho rằng khả năng của những sản phẩm "sản xuất tại Mỹ" là hiện thực trong tương lai?
Willy Shih: Tôi nghĩ rằng thực hiện điều đó ngày càng trở nên khó khăn. Chúng ta có thể thấy nhiều dấu hiệu đi xuống trong năng lực sản xuất có nguyên nhân gốc rễ từ chiến lược chuyển lao động sản xuất cũng như dây chuyển sản xuất sang các nước khác để giảm chi phí. Càng ngày càng có nhiều những dây chuyền và công nghệ sản xuất phức tạp, hiện đại được chuyển sang các nước khác. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến năng lực sản xuất đa ngành, cũng như khả năng sáng tạo.
Gary Pisano: Tôi nghĩ việc có những mặt hàng "sản xuất tại Mỹ" trong tương lai là hoàn toàn hiện thực. Ở Mỹ chúng ta vẫn còn đó những cơ sở sản xuất. Những cơ sở này, mặc dù nhỏ so với nền kinh tế, nhưng về khía cạnh sản xuất, vẫn là những cơ sở rộng lớn. Chỉ có điều, nếu mọi việc vẫn tiếp tục như hiện tại, viễn cảnh trên là rất mờ mịt. Năng lực sản xuất suy giảm theo một quá trình lâu dài, nhưng những hậu quả thì gần như không thể khắc phục. Vì vậy lúc này chính là lúc chúng ta phải có những thay đổi hợp lý trong chính sách xuất khẩu sản xuất.
- Thompson: Như vậy, nước Mỹ vẫn có thể được coi là một trung tâm sáng tạo hình mẫu?
Shih: Tôi cho rằng như vậy. Tuy nhiên những vấn đề càng ngày càng trở nên bức thiết. Nếu tiếp tục xuất khẩu sản xuất như hiện tại, khả năng thương mại hóa sản phẩm công nghiệp của chúng ta sẽ tiếp tục giảm sút. Màn hình phẳng là một ví dụ tốt. Ở Mỹ chúng ta không có một cơ sở sản xuất màn hình phẳng nào. Tôi đang rất băn khoăn tự hỏi liệu những công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ màn hình phẳng trong tương lai vẫn còn duy trì được tính cạnh tranh của họ hay không.
- Thompson: Nói như vậy, xuất khẩu sản xuất sẽ 'ăn mòn' hết khả năng sáng tạo của chúng ta?
Pisano: Hoàn toàn đúng. Đây chính là kết luận chính trong những nghiên cứu của chúng tôi. Và đó cũng là luận điểm chúng tôi cho rằng chưa được hiểu và đánh giá đúng mức trong những cuộc thảo luận về chính sách.
Quan điểm cho rằng sáng tạo chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu và phát triển (R&D) và sáng tạo hoàn toàn tách rời khỏi sản xuất là rất ngây thơ và sai lầm. Những nhà quản lý ở Mỹ và các nước phát triển khác thường nói rằng tương lai là sáng tạo chứ không phải sản xuất, nghĩa là họ mặc nhiên thừa nhận sản xuất không phải là một phần tất yếu của sáng tạo. Điều này là sai lầm trong rất nhiều ngành công nghiệp. Năng lực phát triển những dây chuyền sản xuất phức tạp, hiện đại có vai trò không kém gì năng lực sáng tạo.
- Thompson: Năng lực sản xuất liên hệ như thế nào với toàn cầu hóa?
Pisano: Nếu xét theo quan điểm của từng công ty riêng lẻ, thì hầu như công ty nào cũng được lợi hơn trong ngắn hạn và trung hạn nếu họ chuyển những công đoạn sản xuất ra nước ngoài với chi phí sản xuất thấp hơn.
Tuy nhiên nếu tất cả các công ty đều làm như thế, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế là rất rõ rệt: năng lực sản xuất giảm, kéo theo mức sống. Một công ty riêng lẻ có thể tổ chức quy trình sản xuất hoàn toàn theo ý của riêng mình mà không cần quan tâm đến ảnh hưởng chung đối với nền kinh tế. Đó chính là lúc lợi ích của những công ty và lợi ích quốc gia mâu thuẫn với nhau.
Shih: Tôi có thể đưa ra một ví dụ thực tế. Trong ngành công nghiệp bán dẫn, phần lớn các nhà sản xuất đặt cơ sở sản xuất tại các nước khác như Đài Loan, Singapore, Nam Triều Tiên và Trung Quốc. Khi ngày càng nhiều cơ sở sản xuất được chuyển ra nước ngoài, những nhà sản xuất tại các nước đó được lợi từ những kiến thức, công nghệ mà nước xuất khẩu cung cấp. Ví dụ điển hình là ngành công nghiệp màn hình phẳng, có nguồn gốc phát triển từ ngành công nghiệp bán dẫn. Những công ty xây dựng nhà máy sản xuất bo mạch đã tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm có được để xây dựng những nhà máy sản xuất màn hình phẳng.
- Thompson: Như vây có thể nói những công ty trong ngành công nghiệp bán dẫn đã không nhìn thấy trước được việc chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài đã ảnh hưởng đến năng lực sản xuất ti-vi màn hình phẳng ở nước mình?
Pisano:Những công ty trong ngành công nghiệp bán dẫn không hề nghĩ đến tương lai sản xuất màn hình phẳng, vì đấy không phải là ngành kinh doanh của họ. Đây chính là điểm khó khăn trong việc khắc phục tình trạng nêu trên. Thực tế này cho thấy chúng ta cần những chính sách từ phía chính phủ để đảm bảo được năng lực sản xuất lâu dài cho đất nước ở các lĩnh vực khác nhau.
- Thompson: Ông đã nói về chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế tại Trung Quốc. Ông có thể nói gì về vấn đề này ở Mỹ?
Shih: Chúng ta thường hay nhẫm lẫn giữa chính sách công nghiệp và chiến lược kinh tế quốc gia. Chính sách công nghiệp đòi hỏi tập trung hóa ở một mức độ nhất định. Còn điều chúng tôi muốn bàn luận ở đây là những năng lực cốt lõi cần phải được duy trì trong đất nước chúng ta.
Pisano: Không giống như những quốc gia khác, chúng ta không có chiến lược kinh tế quốc gia. Và có rất nhiều cuộc tranh luận xem chúng ta có thực sự cần nó hay không. Câu trả lời của tôi là: chắc chắn phải có. Nếu các bạn nhìn lại nước Mỹ sau chiến tranh thế giới II, các bạn sẽ thấy có một chiến lược kinh tế quốc gia rất mạnh và rõ ràng về việc coi khoa học là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, và cần phải bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sự phát triển này. Đấy chính là chiến lược quốc gia, chứ không phải là chính sách công nghiệp. Ngày nay chúng ta rất cần một chiến lược tầm vóc như thế.
- Thompson: Ông có tin rằng năng lực sản xuất của Mỹ sẽ phục hồi?
Pisano: Có những lý do cho phép chúng ta lạc quan: nền kinh tế Mỹ rất mềm dẻo và thích nghi, đấy chính là những nền tảng chúng ta phải duy trì. Mặc dù có những vấn đề nhất định về chính sách, quản lý, tôi cho rằng đây chính là thời điểm các nhà quản lý cần xem xét lại chiến lược sản xuất của mình, để đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài cho công ty.
- Thompson: Khi giảng dạy tại trường kinh doanh Harvard về năng lực sản xuất, ông muốn các sinh viên của mình ghi nhớ nhất điều gì?
Shih: Điều tôi hy vọng là những nhà quản lý tương lai sẽ có cách nhìn sâu sắc và thấu triệt hơn về chiến lược sản xuất, hiểu được những ảnh hưởng lâu dài của những chính sách hiện tại đối với công ty, cũng như đối với đất nước mà họ đang phát triển kinh doanh.
Pisano: Một trong những thông điệp quan trọng sinh viên cần hiểu, đó là quá trình sản xuất đòi hỏi rất nhiều kiến thức. Chúng ta phải từ bỏ quan niệm ngây thơ rằng sản xuất chỉ là lao động chân tay, không đòi hỏi tri thức và không cần thiết phải để ý nhiều đến nó.



----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link

BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét