Sẽ có những phát kiến gì mới trong thập niên tới đây? Làm thế nào để khai sáng nền kinh tế Hoa Kỳ thêm nữa? Nhà báo Randall Lane của tờ The Daily Beast đã mời ba nhà tư duy kinh doanh hàng đầu: John Kao, Paul Saffo, và Tim Brown để thảo luận và thử tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Sau sự kiện Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi Sáng Tạo, đổi mới công nghệ để chấn hưng kinh tế Hoa Kỳ, nhà báo Randall Lane của tờ The Daily Beast đã mời ba nhà tư duy kinh doanh hàng đầu - John Kao, Chủ tịch Viện Large Scale Innovation, Paul Saffo, Giám đốc điều hành của Foresight at Discern Analytics, và Tim Brown, Chủ tịch của IDEO - cùng tham dự một cuộc thảo luận bàn tròn về việc làm thế nào để khai sáng nền kinh tế nước Mỹ thêm lần nữa.
Vâng, mời được ba nhà kinh doanh tới đây, chúng ta có thể thấy rằng đây là một buổi tư vấn miễn phí trị giá 1 triệu đô-la: Hãy cùng nghe xem phát kiến nào sẽ xuất hiện trong thập niên tới đây. Mỗi người có thể đưa ra một ý kiến được không?Kao: Tôi vừa mới đáp máy bay xuống đây từ Abu Dhabi. Mức độ đầu tư vào khả năng đổi mới ở khu vực đó đang tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc. Tại Ả Rập Sauđi, người ta đang đầu tư 60 tỉ đô-la vào những thành phố nghèo mà đang được quản trị theo những thuyết về nền công nghiệp tri thức. Abu Dhabi đã đổ hơn 22 tỉ đô-la vào lĩnh vực văn hóa, họ sẽ xây thêm Bảo Tàng Louvre, Bảo Tàng Hàng Hải Guggenheim, và một nhà hát.
Thế nên tôi sẽ nói thế này về ý tưởng lớn cho nước Mỹ trong tương lai. Tôi có thể nói, chúng ta sẽ có được thuốc men tương ứng với từng người bệnh, việc này đồng nghĩa với việc có thể thay đổi toàn bộ hệ thống giá cả về thuốc thang và dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện nay. Chúng ta cũng sẽ có bộ máy nhà nước với công nghệ kỹ thuật số được sử dụng triệt để, làm thay đổi quan niệm về mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và công tác quản lý, và thậm chí có thể xóa bỏ việc phân biệt hai khai niệm này. Nhưng hơn hết, tôi muốn nói đến chính bản chất của việc đổi mới, và sự tham gia của nước Mỹ trong cuộc chơi này.
Các nước trên thế giới đều đang chạy đua để vươn tới một tầm cao mới - khủng khiếp tới mức như thể không có ngày mai vậy, việc này không chỉ đúng đối với Abu Dhabi, Phần Lan, Singapore - những nước bé nhỏ đầy tiềm năng, mà cả Trung Quốc, một nước vẫn đang được quản trị dưới một đảng Cộng Hòa và tuyên bố rằng đổi mới là ưu tiên hàng đầu của họ. Thế nên, việc đổi mới đang trải rộng trên toàn cầu và đang có rất nhiều quốc gia sẵn sàng dấn thân vào cuộc chơi này một cách vô cùng nghiêm túc.
Việc đó đã làm thay đổi thế cờ khá ngoạn mục - nhìn từ phía Mỹ. Chúng ta không phải một hãng sản xuất giá rẻ - nhiều nước khác đang dồn rất nhiều tiền cho cơ sở hạ tầng- những chúng ta lại có những nhân tài kinh doanh. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể là những nhà sản xuất hàng đầu, những nhà kinh doanh tài ba và những người thống nhất hệ thống mạch lạc?
Nhiều cuộc thảo luận về chính sách và lãnh đạo giờ đã cũ mòn, như kiểu 'À, chúng ta sẽ nghiên cứu khoa học nhiều hơn, thế nên phải mở rộng hầu bao hơn, để, anh biết đấy, thúc đẩy sự phát triển của các trường Đại Học.' Việc đó thực ra không có gì sai, nhưng áp dụng trong một viễn cảnh toàn cầu, một sân chơi không biên giới thì có lẽ chưa hiệu quả. Và vấn đề về việc điều phối và kết hợp các nguồn lực với nhau, làm sao để tiến hành đổi mới dựa trên nền tảng công nghệ toàn cầu hiện nay, theo tôi, sẽ là một vũ khí bí mật của nước ta
Brown: Có một ý rất quan trọng ở đây đã khiến tôi không khỏi băn khoăn trằn trọc,với cương vị là một nhà thiết kế. Đó là sự chuyển đổi từ lối suy nghĩ dựa trên lý thuyết vật lý sang lối dựa trên thuyết sinh học. Chỉ nói về cái bề ngoài, việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới chúng ta trong thập niên tới đây. Từ sinh học tổng hợp tới công nghệ sinh học, những công nghệ tầm cao này chắc chắn sẽ gây được nhiều ảnh hưởng nếu chúng ta lên được kế hoạch cụ thể về việc áp dụng chúng - xin nhấn mạnh rằng nước Mỹ rất mạnh trong lĩnh vực công nghệ này.
Điều này sẽ thay đổi cách chúng ta vẫn nghĩ, từ lỗi nghĩ của Newton sang lối nghĩ của Darwin trong việc thử, phát kiến và học hỏi. Sự thay đổi này, theo tôi, là yếu tố quan trọng nhất đối với chúng ta. Sự thay đổi này sẽ thay đổi cách nhìn của chúng ta: chúng ta sẽ thấy thế giới đầy trật tự này trở nên lộn xộn, một thế giới tưởng-như-là-sạch hóa ra lại khá bẩn và bừa bộn. Những ý tưởng sẽ được phát triển, và ý tưởng mới sinh sôi nảy nở. Chúng ta chỉ cần nghĩ tới các mạng xã hội là có thể thấy ngay - chúng không phải là những thứ đồ vật, mà chúng là những biểu hiện về hành vi.
Mấy năm gần đây tôi vẫn thường nói với các cộng sự rằng tôi không chắc bao giờ kế hoạch này thành hiện thực nhưng vào một lúc nào đó trong sự nghiệp của tôi, chúng tôi sẽ tạo ra được các bộ phận cơ thể sống.
Nếu các anh nhìn lại quá trình phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là của những Google, Facebook hay những Amazon, ta sẽ thấy họ là những mạng lưới nơi các doanh nhân không bỏ lỡ để đầu tư và để được kết nối với những người chơi khác - các khách hàng, những người quyết định và cả nhân viên của họ nữa/
Đó là một cách thú vị để nhìn về tương lai. Tôi nghĩ nó sẽ thay đổi cách nhìn của chúng ta về giáo dục - chúng ta nên sản sinh ra những con người thấy thoải mái trong cách nhìn nhận và làm việc này trong một môi trường phức tạp. Hệ thống giáo dục hiện tại của chúng ta vẫn đang chạy theo những chuẩn thực hành, trong khi tôi lại nghĩ cách tiếp cận theo xu hướng sinh học sẽ tạo ra được một sự đa dạng thực sự.
Saffo: Sự chuyển đổi đã đang diễn ra rồi, vì thế đây chẳng còn là dự báo nữa, chỉ còn là sự mô tả. Ngày 17/11/2008 không chỉ là một ngày hết sức tồi tệ và một tuần hết sức tồi tệ, nó còn là một thời điểm khi nền kinh tế trước đây chết đi, và một nền kinh tế mới nảy sinh. Cái nền kinh tế mới đó - vâng, chúng ta ai mà chẳng không bàn luận về nó suốt thập kỷ 90, với Internet, với một quan điểm về hạnh phúc trên bề mặt về những gì sẽ diễn ra - hóa ra lại phức tạp hơn rất nhiều, nhưng cũng thú vị hơn rất nhiều.
Đó là một khoảng khắc đầy những mâu thuẫn, nhưng nếu bạn muốn diễn giải nó ra thì cũng dễ thôi. Một trong những nguyên tắc ngón tay cái (rules of thumb) tôi luôn theo, với tư cách là một dự báo, là luôn luôn nhìn lại xa gấp đôi nhìn hướng tới phía trước. Vì thế nếu tôi nhìn lại 50 năm, hay nhìn hướng tới trước 50 năm, tôi muốn nhìn lại 100, và tất nhiên là thế rồi, cách đây 100 năm ở đất nước này chúng ta có một nền kinh tế mới này sinh, một nền kinh tế mang tính công nghiệp, một nền kinh tế của những nhà sản xuất. Câu chuyện hồi đó là làm thế nào để chúng ta có thể sản xuất ra được đủ các các thứ, và đủ rẻ, để thỏa mãn nhu cầu cũng mới nảy sinh của tầng lớp trung lưu, nhu cầu của những người công nhân đang lao động trong các nhà máy, những người bấy giờ muốn có các thứ. Các phó chủ tịch phụ trách sản xuất kiểm soát mọi việc. Và họ hứa hẹn một sự dồi dào trong cái nền kinh tế đo, nhưng trên thực tế họ luôn phải tìm cách vượt qua sự khan hiếm.
Sau Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ Hai, tất cả các nhà sản xuất của chúng ta lại chuyển lại, từ làm ra các sản phẩm phục vụ chiến tranh sang làm ra các sản phẩm phục vụ còn người và người tiêu dùng binh thường. Ai cũng nghĩ sẽ có một Sự Đình Đốn, vì đó là điều luôn xảy ra sau khi tất cả các cuộc chiến tranh chấm dứt. Rồi họ sững sờ, vì họ đã trở nên quá giỏi trong việc sản xuất, đến độ họ có khả năng làm ra nhiều thứ hơn con người ta muốn mua.
Một nền kinh tế mới đã nảy sinh - và đó là một nền kinh tế tiêu dùng. Trung tâm quyền lực giờ đã di chuyển, từ công nhân - những người sản xuất ra hàng hóa, sang người tiêu dùng - những người mua hàng hóa Biểu tượng không còn là cái đồng hồ chỉ thời gian, vật liên quan mật thiết tới sản xuất và hiệu suất, nó thành cái thẻ thanh toán, mà giờ ta gọi là thẻ tín dụng, cái vật cho phép con người ta mua đồ, kể cả khi người ta chưa có tiền. Trước khi có thẻ thanh toán, nếu bạn muốn mua một cái tủ lạnh bạn ra ngân hàng vay tiền. Sau khi có thẻ thanh toán, bạn vay được tiền từ công ty thẻ thanh toán, và mua được cái tủ lạnh. Quyền lực cũng di chuyển từ các phó chủ tịch phụ trách sản xuất sang các phó chủ tịch phụ trách bán hàng và marketing, và thách thức kinh tế lớn trong nền kinh tế sản xuất luôn là làm sao chúng ta có thể sản xuất ra đủ hàng hóa đủ rẻ để thỏa mãn mọi nhu cầu.
Thôi, thế là chúng ta đã có được 50 năm tuyệt đẹp - thập kỷ trước nó đã đạt tới sự tột cùng của logic. Nghĩ về nó mà xem - giờ ta có cả một ngành kinh tế mới chuyên cho thuê những kho chứa để sử dụng làm những nơi chứa những thứ bạn không mua được, không cần, mua mà không bao giờ dùng.
Bây giờ chúng ta đã bước vào một nền kinh tế mới, và diễn viên trung tâm mới không phải là người công nhân - người làm ra hàng hóa, cũng không phải người tiêu dùng, mà là một diễn viên kinh tế mới, người làm cả hai việc cùng một lúc. Giờ ta có những từ ngữ kiểu pro-sumer (người tiêu dùng tương lai) và tất cả mọi thứ khác ngoài đó - thuật ngữ mà tôi ưa thích là cho nó là "một nền kinh tế của các nhà sáng tạo".
Tôi không có ý nói một nền kinh tế mang tính sáng tạo - những thứ sáng tạo đó là những thứ ưu tú. Các nhà sáng tạo là những con người bình thường giống như chúng ta đây - trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có thể nghĩ chúng ta đang tham gia vào một hoạt động tiêu dùng, nhưng trên thực tế chúng ta lại đang sản xuất ra một cái gì đó, hoặc cũng có thể chúng ta nghĩ chúng ta đang sản xuất ra một cái gì đó, thế nhưng lại là ngược lại. Một ví dụ hoàn hảo chính là Google. Anh phải tốn bao nhiêu để đăng ký dùng Google? Không một đồng nào. À, nếu anh không trả cho Google bất kỳ một khoản nào vậy thì làm thế nào mà lại có được trên đời này hai người sáng lập Google giàu hơn cả ông Trời như thế? Tập đoàn này phải làm gì để ra tiền chứ? Thực ra, anh có trả tiền cho Google. Chỉ có điều anh không nhận ra điều đó vì anh nghĩ những thứ đó không có giá trị gì, đó là bất kể thứ gì anh gửi lên mạng. Và những chuỗi tìm kiếm bé nhỏ đó chính là nền tảng của doanh nghiệp này
Đây là một kỷ nguyên của những mâu thuẫn sâu sắc, cũng giống như năm 1953, khi mà người ta cứ nói 'Nào, giờ thì ai trả tiền cho truyền hình đây?' và câu trả lời luôn là 'Có gì mà phải lo'. Giờ cũng thế thôi: Để phát triển doanh nghiệp về công nghệ Internet, người ta cũng phải bắt đầu từ những thứ như những gì đã xảy ra với truyền hình những năm 50, và người ta sẽ phải đua nhau để trở thành thứ tiên phong và tốt nhât.
Các ông nói chuyện như thế này, khiến tôi cũng hơi lo ngại, không biết nước Mỹ đang ngồi ở đâu trong cả chỗ phức tạp này?
Saffo: Điều này nghe có thể hơi bi quan, nhưng tôi nghĩ nước Mỹ chắc không có hy vọng gì tồn tại như một quốc gia thực sự tính tới giữa thế kỷ này.
Ông có thể nói rõ hơn không?
Saffo: Thế kỷ 20 đã được thống trị bởi những người đứng đầu quốc gia. Thế kỷ này lại đang được hình thành bởi hàng trăm những đảng chính trị lẻ khác nhau: Quyền lực đang đi từ người lãnh đạo đất nước đến tay người lãnh đạo thành phố.
Điều này có vẻ tốt cho San Francisco?
Saffo: Có những nước chỉ có một thành phố như Abu Dhabi hay Singapore, những có có những khu vực địa lý, tuy không phải là một quốc gia, nhưng đủ lớn để có tầm ảnh hưởng toàn cầu, như Thung Lũng Silicon, nhưng vẫn đủ nhỏ để những người sống nơi đó hiểu rằng họ đang thuộc về quốc gia nào.
Kao: Tôi không nghĩ quyền chính trị của các bang trong một nước sẽ biến mất trong vòng 50 năm tới đây, nhưng tôi nghĩ chắc chắn sẽ có sự thay đổi. Cái mà Paul gọi là cộng đồng người sáng tạo cũng sẽ là một bước tiến để xác định các vấn đề, như trước cửa nhà tôi có một cái ổ gà, rồi người ta đến sửa đường để bỏ nó đi, có thể gọi là 'ổ-gà.com' hay bất cứ cái tên gì khác cho trang web đó của họ. Nếu tôi có một ý tưởng nào đó để cải thiện chất lượng phương tiện công cộng, tôi sẽ đóng góp phần nào thời gian của mình vào những cộng đồng mà cùng chia sẻ với tôi ý tưởng hay mối lưu tâm này. Nhưng tôi nghĩ 'bang' hay 'liên bang' sẽ không biến mất. Chúng chỉ thay đổi đi phần nào. Cũng giống như ở Hollywood - các studio không hề biến mất ngay cả khi các cộng đồng như thế này xuất hiện. Chức năng của chúng chỉ khác đi thôi. Chúng sẽ là những nhà băng, những nhà thương hiệu, những nhà marketing, những người tư vấn về chuyên môn.
Brown: Nước Mỹ hiện nay đang có một thế mạnh, dù cũng phải tính đến chuyện nó có lâu dài hay không - đó là sự kết hợp của sự lưu loát và tầm quy mô. Những nơi như Trung Quốc vẫn chưa học được cách kết hợp hai điều này.
Vậy tại sao có vẻ như chúng ta cần đến 6 năm trong khi những nước khác chỉ cần 6 tháng để xây cầu, hệ thống đường hầm, đường cao tốc...?
Kao: Một phần là do nhu cầu cấp thiết của những nước này. Trong thế chiến thứ 2, chúng ta đã tạo ra được sự thần kỳ trong sản xuất công nghiệp. Chúng ta vẫn có căn bệnh của người đương nhiệm. Anh nói về Trung Quốc? Họ là một nước mới nổi, từ năm 1949. Họ làm việc như kiểu ' Có gì khó khăn đâu? Cứ bắt tay vào thôi.'
Có lẽ sẽ có những hy vọng từ những thứ như Facebook, một thứ khiến người ta nghĩ ngay tới nước Mỹ - độc đáo, sáng tạo, thực hiện bởi một anh sinh viên chưa tốt nghiệp. Thanh nhiên hiện nay đang có những ý tưởng về Internet và tham gia vào đó rất nhiều, có lẽ họ còn nghĩ xa hơn cả thuyết sinh học mà Tim đã nói ở trên.
Brown: Mọi người thường nói chúng ta đã từng là một quốc gia của những người thợ hàn, nhưng dường như giờ chúng ta đã quên đi cách làm nên nhiều thứ.
Nhưng thực ra điều đó không hẳn đúng. Những điều mà thế hệ hiện nay đã học được chính là cách 'hàn' những phần mềm, ứng dụng, những mạng kết nối. Chúng ta có một thế hệ 'thợ' công nghệ thông tin.
Brown: Và 'thợ' ở đây là còn về cả vấn đề văn hóa. Nhạc Jazz được tạo nên trên đất Mỹ - chứ không hề ở trên đất Xô Viết. Có nghĩa là, chúng ta có khả năng tạo ra những điều ngẫu hứng thú vị, những giai điệu hay - những thứ đóng mác Mỹ và được truyền tụng lại lâu dài sau này.
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét