Tính vô hạn của sáng tạo

Người đăng: Unknown on Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

TÍNH VÔ HẠN CỦA SÁNG TẠO
I. TỔNG QUAN VỀ QUI LUẬT
1. Tính vô hạn của sáng tạo
2. Khách quan và chủ quan
3. Cách đặt tên qui luật
4. Số lượng các qui luật
5. Thiên tai và nhân tai
6. Vai trò của qui luật chủ quan
7. Ba qui luật tổng quát
II. SÁNG TẠO VÀ QUI LUẬT TỰ NHIÊN
1. Khi tâm bất tòng lực
2. Từ chinh phục đến thích ứng
3. Sáng tạo và qui luật tự nhiên
III. SÁNG TẠO VÀ QUI LUẬT XÃ HỘI
1. Tâm lý bầy đàn
2. Nạn nhân cũng là tội đồ
3. Sáng tạo và qui luật xã hội
IV. SÁNG TẠO VÀ QUI LUẬT TƯ DUY
1. Vai trò của ước mơ lớn
2. Nhận thức và thực tại
3. Sáng tạo và qui luật tư duy

I. TỔNG QUAN VỀ QUI LUẬT
1. Tính vô hạn của sáng tạo
Đệ tử:
-         Bây giờ là lưu niên 6.000 trước Tây lịch thuộc thời đồ đá. Trong chuyến du hành về tương lai nhờ cỗ máy xuyên thời gian, ngài có nhận xét gì về hoạt động sáng tạo của thời computer, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trong thời computer có vô số ý tưởng sáng tạo độc đáo và một số ý tưởng đã đạt đến tầm vô hạn trong nhận thức của thời đồ đá. Đó là những sáng tạo thách thức các qui luật. Bằng chứng còn rành rành ra đây.
Tính vô hạn của sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)



Tính vô hạn của sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)


Tính vô hạn của sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)


Tính vô hạn của sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)


Tính vô hạn của sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Vậy, trong hoạt động sáng tạo, thiên hạ tuân thủ qui luật hay chế ngự qui luật để phát triển, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ôi! Một câu hỏi tưởng chừng như tầm thường nhưng thật thâm sâu ở tầm triết học. Vào thời đồ đá, ngài Aristotle(384-322 trước Tây lịch) tiên sinh quả quyết rằng chúng ta sống trong một thế giới được chi phối bởi các qui luật. Ngài tiên sinh cho rằng mọi kết quả đều có một hoặc nhiều nguyên nhân cụ thể và mọi nguyên nhân hay hành động đều có một loại kết quả nào đó.
Qui luật nhân quả. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Tư tưởng này có ý nghĩa gì trong sự phát triển nhân loại, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Các tác phẩm của Aristotletiên sinh trở thành nền móng cho triết học kinh viện trung cổ, ảnh hưởng lên phần lớn thần học Công giáo La Mã qua Thomas Aquinas, lên triết học Hồi giáo qua Averroesvà quả thật lên toàn bộ khoa học.
-         Luật nhân quả là luật quan trọng bậc nhất của nền triết học phương Tây. Sự tìm kiếm không ngừng những chân lý và những quan hệ nhân quả trong các sự kiện đã làm cho nhân loại phát triển về khoa học, công nghệ, triết học và thậm chí cả chiến tranh.
Tính vô hạn của sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)


Tính vô hạn của sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)


Tính vô hạn của sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)
2. Khách quan và chủ quan
Đệ tử:
-         Có thể phân loại các qui luật như thế nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Có nhiều cách phân loại khác nhau. Chẳng hạn, có thể phân các qui luật thành hai loại là: qui luật khách quanqui luật chủ quan.
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về qui luật khách quan, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Qui luật khách quan tồn tại độc lập với con người. Chẳng hạn, khi xưa ngài Isaac Newtontiên sinh người quê xứ Sương mù ngồi đọc sách dưới gốc cây táo, bỗng nhiên một quả táo rơi trúng đầu. Từ đó, ngài tiên sinh nghiên cứu lực hút giữa quả mặt trăngvà quả đất, cuối cùng tìm ra định luật vạn vận hấp dẫn.
-         Tuy nhiên, vào thời đồ đá có nhiều trường hợp ngồi dưới gốc cây dừa, bị quả dừa rơi trúng đầu chỉ tìm ra được định luật hấp hối!
Qui luật khách quan. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về qui luật chủ quan, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngược lại với qui luật khách quan, qui luật chủ quan là do con người tự đặt ra hoặc tin là như thế. Sau đây là một số qui luật chủ quan thường gặp trong xã hội loài người.
Qui luật chủ quan. (ảnh: nguồn internet)

  
Qui luật chủ quan. (ảnh: nguồn internet)
3. Đặt tên qui luật
Đệ tử:
-         Qui luật khách quan được đặt tên như thế nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung, ai phát hiện ra thì đặt theo tên người ấy hoặc người ấy có quyền đặt tên để vinh danh. Chẳng hạn 4 định luật quan trọng trong lĩnh vực điện học thuộc chương trình vật lý lớp mầm trong trường mẫu giáo làng là:
-         Thứ nhất, định luật Ohm phát minh bởi ngài Georg Simon Ohm tiên sinh (1789-1854), người quê xứ Bia. Thứ hai, định luật Coulomb phát minh bởi ngài Charles Augustin de Coulomb tiên sinh (1736-1806), người quê xứ Gà trống.
-         Thứ ba, định luật Joule được phát minh bởi ngài James Prescott Joule tiên sinh (1818-1889), người quê xứ Sương mù. Thứ tư, định luật Faraday phát minh bởi ngài Michael Faraday tiên sinh (1791-1861), đồng hương xứ Sương mù.
-         Ghép tên bốn vị tiên sinh ấy lại thành Ohm - Coulomb - Joule - Faraday.
Đệ tử:
-         Có cách gì để dễ ghi nhớ 4 qui luật này không, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Dễ ợt! Chỉ cần phiên âm sang tiếng làng ta thành: “ôm cu lông run phờ ra đây”. Thật dễ nhớ vô cùng!
Bốn vị tiên sinh về điện học. (ảnh nguồn internet)
Đệ tử:
-         Còn các qui luật chủ quan được đặt tên như thế nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với qui luật chủ quan, người ta không đặt theo tên tác giả mà gọi chung là: qui định, nội qui, gia qui, hương ước, lề thói, tục lệ, qui trình, biễu mẫu, khế ước,...
Qui luật chủ quan. (ảnh: nguồn internet)


Qui luật chủ quan. (ảnh: nguồn internet)


Qui luật chủ quan. (ảnh: nguồn internet)
4. Số lượng các qui luật
Đệ tử:
-         Qui luật khách quan có số lượng như thế nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời đồ đá, nhiều qui luật khách quan thiết thực cho đời sống thế tục đã được khám phá. Chẳng hạn, dựa vào sự chuyển động của các tinh tú mà các nhà thông thái làm ra lịch cho việc theo dõi thời gian.
-         Vào thời computer, các qui luật khách quan cũng còn lai rai được khám phá nhưng không phải cái nào cũng thiết thực cho đời sống thế tục.
Đệ tử:
-         Còn số lượng qui luật chủ quan ra sao, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời đồ đá hầu như không có loại qui luật này, ngay cả mảnh giấy hôn thú lận lưng cũng không có.
-         Trong khi đó, vào thời computer qui luật chủ quan phát triển một cách bùng nổ. Thậm chí, các cá nhân còn đặt ra những qui luật chủ quan cho riêng mình.
Qui luật chủ quan. (ảnh: nguồn internet)
5. Thiên tai và nhân tai
Đệ tử:
-         Nếu vi phạm qui luật khách quan thì sao, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Gặp thiên tai!
Thiên tai ác hiểm khó lường. (ảnh: nguồn internet)


Thiên tai ác hiểm khó lường. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Còn vi phạm qui luật chủ quan thì sao, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Gặp nhân tai!
Đệ tử:
-         Vào thời đồ đá, thiên hạ gặp phải nhân tai vì những lý do gì, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chỉ có hai lý do: hay cãi và nói nhiều!
Gặp nhân tai vì hay cãi. (ảnh: nguồn internet)


Gặp nhân tai vì nói nhiều. (ảnh: nguồn internet)
6. Vai trò của qui luật chủ quan
Đệ tử:
-         Phải chăng các qui luật chủ quan chỉ tổ đau đầu rách việc, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Không đâu! Qui luật chủ quan cũng có vai trò hết sức quan trọng. Khác với qui luật khách quan có tính vĩnh viễn, các qui luật chủ quan có tính lịch sử. Nói cách khác, qui luật chủ quan chỉ đúng trong những không gian - thời gian nhất định, vượt ra ngoài không gian - thời gian đó qui luật chủ quan trở thành lực cản cho sự phát triển.
Đệ tử:
-         Ý nghĩa của các qui luật chủ quan ở tầm triết học là gì, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thế giới nói chung và đời sống thế tục nói riêng không chỉ thay đổi trong dài hạn mà còn bất đổi trong ngắn hạn! Thay đổi để phát triển, bất đổi để tồn tại. Vai trò của các qui luật chủ quan là góp phần tạo ra sự bất đổi!
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ cụ thể, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời đồ đá, với chế độ mẫu hệ, quyền lực của cánh đàn bà thật là to lớn, khuynh loát cả cánh đàn ông. Thấy bị lép vế nên cánh đàn ông đưa ra một qui luật chủ quan đó là “giấy hôn thú” nhằm giảm thiểu không gian lựa chọn của cánh đàn bà trong việc thực thi một số sứ mệnh của tạo hóa.
Cô nàng thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Kết quả thế nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Cánh đàn ông cứ ngỡ mình thắng tuyệt đối, nào ngờ điều đó cũng làm hạn chế không gian lựa chọn của chính các ông ấy trong việc ấy. Tuy nhiên, có một điều an ủi là công việc nội trợ được chuyển từ cách đàn ông sang cách đàn bà.
Cô nàng thời computer. (ảnh: nguồn internet)
7. Ba qui luật tổng quát
Đệ tử:
-         Có những cách phân loại qui luật nào nữa không, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Phân loại theo miền tác động của qui luật thì có thể phân chia thành: qui luật tự nhiên, qui luật xã hội và qui luật tư duy.
-         Phân loại theo phổ tác động của qui luật thì có thể phân chia thành: qui luật tổng quát và qui luật chuyên ngành.
Đệ tử:
-         Có những qui luật tổng quát nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Có ba qui luật tổng quát đó là: qui luật mâu thuẫn, qui luật lượng - chất và qui luật phủ định.
Qui luật mâu thuẫn. (ảnh: nguồn internet)


Qui luật lượng - chất. (ảnh: nguồn internet)


Qui luật phủ định. (ảnh: nguồn internet)

II. SÁNG TẠO VÀ QUI LUẬT TỰ NHIÊN
1. Tâm bất tòng lực
Đệ tử:
-         Tục truyền vào thời đồ đá ngài Acsimet tiên sinh - một nhà cơ học thiên tài, người khám phá các định luật về đòn bẩy - tuyên bố giữa sân đình rằng: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên”. Liêu ông ấy nói được có làm được không, thưa sư phụ tiên sinh?
Đòn bẩy thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-         Trọng lượng của trái đất là 60 000 000 000 000 000 000 000 000 N. Một người đàn ông lực lưỡng có thể nhấc bổng một vật nặng 600 N, khi đó cánh tay đòn dài phải lớn hơn cánh tay đòn ngắn 100 000 000 000 000 000 000 000 lần!
-         Giả sử trái đất ở phía cánh tay đòn ngắn nâng lên được 1cm thì đầu mút cánh tay đòn dài vạch trong không gian một cung dài 1 000 000 000 000 000 000 km. Cứ coi như ngài tiên sinh đủ sức nâng một vật nặng 600N lên cao 1m trong thời gian 1 giây (gần bằng 1 mã lực) thì cần thời gian thực hiện là 1 000 000 000 000 000 000 000 giây, hoặc ba vạn tỷ năm!
-         Qua phân tích trên, ngài Acsimet tiên sinh nói được có làm được không, ngươi khắc rõ rồi chứ!
Đệ tử:
-         Phải chăng nhận thức qui luật và vận dụng qui luật là hai vấn đề khác nhau xa, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đúng vậy! Đừng nghĩ rằng biết được qui luật là vận dụng được nó!
2. Từ chinh phục đến thích ứng
Đệ tử:
-         Thái độ của con người đối với thiên nhiên như thế nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời đồ đá, con người sống hài hòa với thiên nhiên. Tuy nhiên, đồng hành với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, loài người có xu hướng chinh phục thậm chí cai trị thiên nhiên. Thật là gan cùng mình!
Chinh phục thiên nhiên. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Thiên nhiên ứng xử như thế nào với sự cai trị của loài người, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Những hình phạt nghiêm khắc của thiên nhiên dần dần được thực thi mà nổi trội hơn cả là sự biến đổi khí hậu ở qui mô toàn cầu. Khi đó, sa mạc biết đâu sẽ thành miền băng tuyết, đại dương thì thành núi cao,...
Sự đáp trả của thiên nhiên. (ảnh: nguồn internet)


Sự đáp trả của thiên nhiên. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Loài người tỉnh ngộ ra sao, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung là biết lễ độ hơn với thiên nhiên với sự dịch chuyển trong nhận thức từ chinh phục thiên nhiên sang thích ứng với thiên nhiên.
Thích ứng với thiên nhiên. (ảnh: nguồn internet)


Thích ứng với thiên nhiên. (ảnh: nguồn internet)


Thích ứng với thiên nhiên. (ảnh: nguồn internet)
3. Sáng tạo và qui luật tự nhiên
Đệ tử:
-         Đặc điểm của qui luật tự nhiên là gì, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Có thể khái quát đặc điểm chung của các qui luật tự nhiên là: “Có công mài sắt có ngày nên xà beng”. Nói cách khác, cùng một hành vi lặp đi lặp lại trong cùng một môi trường sẽ cho cùng một kết quả.
Đệ tử:
-         Vậy, tại sao bà con nuôi tôm hay trồng cam vài vụ đầu thì ngon lành, còn những vụ sau thì ôm đầu kêu trời khi tôm chết, cam rụng cả loạt, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vì môi trường đã có sự thay đổi, nào là chất thải của tôm, nào là sâu bệnh của cam,... từ mấy vụ trước tích tụ nay ra tay hành đạo.
Đệ tử:
-         Vậy, trong lĩnh vực sáng tạo có nên chế ngự các qui luật tự nhiên, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy thử khắc biết!

III. SÁNG TẠO VÀ QUI LUẬT XÃ HỘI
1. Tâm lý bầy đàn
Đệ tử:
-         Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 sau Tây lịch, tại một bộ lạc ven bờ Thái Bình dương nổi lên phòng trào niệu liệu pháp, tức chữa bệnh bằng cách uống nước tiểu. Phong trào này có ý nghĩa đối với sự phát triển của y học của nhân loại, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thành quả vĩ đại của phong trào niệu liệu pháp chính là việc phát hiện ra căn bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này không được phát hiện trong hàng vạn năm lịch sử loài người vì tất cả các thời đại trước đó không ai dại gì lại đi uống thứ ấy!
Thời hoàng kim của niệu liệu pháp. (ảnh: nguồn internet)


Niệu liệu pháp một thời vang bóng. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Tại sao những con người trong xã hội hiện đại lại nhau thực hiện những việc kinh thiên động địa ấy, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thiên hạ gọi đó là tâm lý bầy đàn hay tâm lý đám đông, mô tả cách một số người bị ảnh hưởng bởi những người thân cận thông qua những hành vi nhất định theo xu hướng hay theo những điểm tựa nhất định. Các nhà tâm lý học xã hội nghiên cứu những vấn đề liên quan như trí thông minh theo nhóm, trí tuệ đám đông,...
Đệ tử:
-         Tâm lý bầy đàn có khác với hành vi bầy đàn không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Khác chứ! “Tâm lý bầy đàn” là ghép giữa từ “bầy đàn” có nghĩa là một nhóm động vật và từ “tâm lý” ngụ ý một hoàn cảnh nhất định của suy nghĩ.
-         Tâm lý bầy đàn khác với hành vi bầy đàn vì hành vi bầy đàn chỉ dùng cho những nhóm động vật, trong khi đó tâm lý là thứ đặc trưng riêng của loàingười. Tâm lý bầy đàn là một phản ứng tâm lý gây ra bởi phản ứng sợ hãi áp lực lên tâm lý cá nhân làm xuất phát ra hành động để tránh cảm giác bị loại ra khỏi nhóm.
Tâm lý bầy đàn. (ảnh: nguồn internet)


Tâm lý bầy đàn. (ảnh: nguồn internet)
2. Nạn nhân cũng là tội đồ
Đạo sĩ:
-         Theo kết quả nghiên cứu của Trạm đo đếm số liệu thời đồ đá, trong 3 năm tới nhu cầu lao động ngành cắt cỏ tăng 30%, ngành đào giếng giảm 10%, còn ngành nuôi tằm không thay đổi. Vậy, năm nay nên chọn ngành nào trong kỳ thi tuyển sinh vào trường mẫu giáo làng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung, các trường mẫu giáo có dạy ngành cắt cỏ thì chắc chắn tư vấn khuyên chọn ngành... cắt cỏ vì nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong thời gian tới và vì...
-         Trong khi đó, các trường mẫu giáo có dạy ngành đào giếng chắc chắn tư vấn khuyên nên chọn ngành...đào giếng vì nhu cầu tuyển dụng sẽ phục hồi trong thời gian tới và vì...
-         Còn các trường mẫu giáo có dạy ngành nuôi tằm chắc chắn tư vấn khuyên chọn ngành... nuôi tằm vì nhu cầu tuyển dụng sẽ ổn định trong thời gian tới và vì...
Tâm lý bầy đàn. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-         Liệu những lời tư vấn ấy đều đúng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Về mặt chủ quan, cả 3 phương án đều đúng vì đó là những lời tư vấn bán hàng! Về mặt khách quan, cơ hội việc làm sau này của một người tốt nghiệp mẫu giáo không chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn của người ấy mà còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người khác!
-         Thật vậy, nếu có nhiều thí sinh chọn ngành cắt cỏ làm vượt quá nhu cầu tuyển dụng thì chính các thí sinh này đã hại nhau, họ vừa là nạn nhân nhưng cũng chính là tội đồ. Thậm chí, chính những thí sinh chọn ngành đào giếng lại ngon cơm vì nhu cầu tuyển dụng vượt số lượng tốt nghiệp.
Đạo sĩ:
-         Vậy, ai khôn ai dại, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Cuộc đời nào biết ai khôn ai dại!
Tâm lý bầy đàn. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Tác động của tâm lý bầy đàn trong việc sản xuất trẻ con như thế nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thiên hạ thiên về lựa chọn con trai nên nguy cơ đàn ông ế chỏng là điều không tránh khỏi. Khi ấy, các cô nàng dù có xấu mấy đi nữa vẫn có kẻ khăn gói xe pháo đến rước linh đình.
Đệ tử:
-         Trong hoạt động kinh doanh, tâm lý bầy đàn có gây hại không, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khủng hoảng như bong bóng Hoa tulip (1634-1637), bong bóng South Sea -Anh (1711-1720), khủng hoảng bất động sản Florida- Mỹ (1920-1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng tài chính châu Á 1997, khủng hoảng dotcom, tất cả đều do tâm lý bầy đàn gây nên.
Đệ tử:
-         Đó là ở tầm thế giới với những thị trường cao cấp như: tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin,... Thế còn ở cấp độ buôn, làng, phum, sóc với những mặt hàng như: rau muống, khoai lang, cá rô, lươn,... thì sao,thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Xảy ra nhiều như sao trên trời!
3. Sáng tạo và qui luật xã hội
Đệ tử:
-         Vừa qua Ủy ban Olympic thời đồ đá đã loại bỏ môn chạy marathon chính thống và thay vào đó là môn oăn tù tì kể từ nay trở đi. Bề tôi dự định đăng ký dự thi môn này, ngài có cao kiến chi xin thỉnh giáo, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hay lắm! Đây là biểu hiện xu hướng các môn cơ bắp được thay thế bởi các môn trí tuệ. Có nhiều biến thể khác nhau của trò chơi oăn tù tì trên khắp các nẻo miền quê làng ta. Tuy nhiên, nguyên gốc trò chơi này có 3 món là: Bao, Búa và Kéo. Trong đó, Bao thắng Búa, Búa thắng Kéo và Kéo thắng Bao.
Đệ tử:
-         Vậy, nên chọn cái nào trong ba cái là Bao, Búa, Kéo để chắc thắng đối thủ, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng có phương án nào là chắc thắng đối thủ! Nói chung, trong các trò chơi phi cơ bắp hay rộng ra là các quan hệ xã hội, một bên có thắng hay không còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của bên kia!
Không phải đợi, hãy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Vậy, phải chăng nên xếp hàng theo bầy đàn để đợi hạnh phúc, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy khác biệt!
Không phải đợi, hãy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)

IV. SÁNG TẠO VÀ QUI LUẬT TƯ DUY
1. Vai trò của ước lớn
Đệ tử:
-         Ước mơ có phải là ý tưởng không, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đúng vậy! Ước mơ là loại ý tưởng quan trọng vì nó định hướng phát triển sự nghiệp của cá nhân. Vào thời đồ đá, ước mơ lớn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Đệ tử:
-         Tại sao ước mơ lớn có vai trò quan trọng đến thế, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vì khi có ước mơ lớn người ta bỏ qua những chuyện nhỏ!
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ cụ thể, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, Hàn Tíntiên sinh. Theo sơ yếu lý lịch tự khai Ngài có nickname Hoài Âm hầu chào đời năm 229 tạ thế năm 196 trước Tây lịch hưởng dương 34 tuổi. Ngài quê xứ Hoài Âm nước Sở, là một danh tướng bách chiến bách thắng thời Hán Sở tranh hùng. Ngài là một trong “tam kiệt nhà Hán” có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên triều đại nhà Hán kéo dài 400 năm.
Hàn Tín tiên sinh. (ảnh: nguồn internet)
-         Tuổi thơ của ngài rất cơ cực, phải làm nghề câu cá ven sông độ nhật qua ngày, sống côi cút từ bé do cha mẹ mất sớm. Vì muốn xây cất cho mẹ ngôi mộ ở nơi đẹp đẽ trên núi cao mà bán cả nhà cửa, đành phải xách kiếm đi lang thang ngoài chợ. Thấy ngài gầy gò yếu đuối nhưng lại vác kiếm trông như võ tướng, có gã đồ tể bán thịt lợn sinh sự làm nhục ngài: “một là đấu kiếm với tao, hai là luồn qua háng tao, mày chọn cái nào?”. Ngài không hề một thoát suy tư, liền quyết định thực hiện phương án hai. Mọi người thấy ngài bị nhục đều chê cười.
-         Những hôm không câu được cá, không có gì ăn, ngài thường xin cơm của bà lão giặt lụa và hứa hẹn sau này làm nên sự nghiệp sẽ trả ơn ngàn vàng. Bà lão giặt lụa trách: “cậu là thanh niên trai tráng mà không lo nổi miếng ăn thì làm sao làm nên sự nghiệp, tôi giúp cậu chỉ vì thấy tội chứ có mong cậu báo đáp làm chi”.
-         Sau này khi trở thành đại tướng dưới trướng Lưu Bang, ngài trở về bến sông xưa tạ ơn bà lão giặt lụa ngàn vàng và gọi tay đồ tể khi xưa bắt mình luồn qua háng cho làm chức trung úy nước Sở.
-         Năm tháng vẫn vũ trôi đi, rồi đêm đầu tiên lìa trần lặn lội xuống dưới âm phủ, Diêm Vương tiên sinh thắc mắc hỏi ngài tại sao lại chấp nhận luồn qua háng gã đồ tể bán thịt lợn, ngài khí khái đáp rằng: “Vì ta có ước mơ lớn”.
Triết lý của Hàn Tín tiên sinh. (ảnh: nguồn internet)


Triết lý của Hàn Tín tiên sinh. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Ôi! Thật tuyệt vời khi ước mơ lớn trở thành hiện thực! Vào thời đồ đá, có xảy ra chuyện giết người vì những lý do lãng xẹt như: nẹt bô, nhìn đểu, giành gái không, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nẹt bô thì hoàn toàn không có vì thời đồ đá chưa có xe gắn máy! Đánh nhau vì nhìn đều thì chỉ thấy ở những người không có ước mơ lớn. Còn chuyện giành gái thì thời nào cũng như nhau cả thôi. Bằng chứng còn rành rành ra đây.
Đánh nhau vì gái thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
2. Nhận thức và thực tại
Đệ tử:
-         Trong lĩnh vực sáng tạo, giữa nhận thức và thực tại luôn nhất quán không, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung là có sự sai lệch! Cách thời đồ đá gần 6.000 năm trong tương lai nhà thơ Bút Tre tiên sinh đã khái quát điều đó qua mấy dòng thơ ngắn ngủi thâm thúy vô cùng.
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Đi rồi mới biết chẳng còn một xu
Về nhà mới biết mình ngu
Thằng lớn ăn ít, thằng cu ăn nhiều
Đệ tử:
-         Trong lĩnh vực sáng tạo, sự sai lệch giữa nhận thức và thực tại thường diễn ra theo xu hướng nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thứ nhất, nói cho cùng, ý tưởng sáng tạo cũng là một loại vănnên các nhà sáng tạo khó mà thoát được tâm tưvăn mình vợ người, tức văn mình bao giờ cũng hay vợ người bao giờ cũng đẹp.
-         Thứ hai, với cùng một ý tưởng sáng tạo, thực tại thường đen đủi hơn nhiều so với nhận thức, thậm chí có khi còn đen hơn cả chó mực!
Nhận thức và thực tại. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Xin khái quát mối liên hệ giữa nhận thức và thực tại ở tầm triết học, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy lắng nghe bài hát Tình có như không của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh tiên sinh qua tiếng hát nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền khắc rõ.
TÌNH CÓ NHƯ KHÔNG

Tình là tình nhiều khi không mà có
Tình là tình nhiều lúc có như không
Tình xôn xao như giọt nắng lên cao
Cho lòng mình man man như làn khói

Tình là tình nhiều khi không mà có
Tình là tình nhiều lúc có như không
Tình xôn xao như giọt nắng lên cao
Cho lòng mình man man như làn khói

Tình trôi mau như một giấc chiêm bao
Ôi tình đầu bỡ ngỡ cơn mộng du
Tình là tình nhiều khi không mà có
Tình là tình nhiều lúc có như không

Tình cho đi cho từ lúc quen sơ
Cho thật nhiều vẫn ngỡ chưa hề cho
Tình cho đi nhưng chẳng nói năng chi
Nên ngập ngừng mãi mãi mối tình câm

Tình một ngày tình xa ôi tình nhớ
Tình gặp rồi tình cứ nói vu vơ
Nhưng thật lòng thì vẫn cứ như thơ
Và cuộc đời thì vẫn cứ như mơ

Tình là tình tìm nơi đâu cũng có
Tình thì tình dù có cũng như không
Chiều hôm kia trên đường phố anh qua
Anh tình cờ quen em bên hàng nước

Làn mi thanh dưới vầng tóc em xanh
Cho đường chiều xao xuyến cơn mộng lành
Rồi tình chợt bừng lên như lửa nóng
Rồi tình là một tiếng sét thinh không

Này em ơi có phải lúc ta yêu
Ta vụng về chới với trong biển khơi
Này em ơi em đẹp quá đi thôi
Áo học trò trắng xóa trong hồn tôi

Kìa tình nào chờ em nơi đường vắng
Kìa tình nào là những ngón tay đan
Thôi thì mình đành đứng mãi xa trông
Lại một lần tình có cũng như không
Đệ tử:
-         Trong vườn của một lão nông tri điền có một quả mít lạ lùng là không có vỏ. Vậy, ý tưởngmít không vỏ và vật phẩm mít không vỏ cái nào có trước và cái nào quyết định cái nào?
-         Nói cách khác, ý tưởng sáng tạo và vật phẩm sáng tạo cái nào có trước và cái nào quyết định cái nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Mít không vỏ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-         Ôi! Một câu hỏi tưởng chừng tầm thường nhưng thâm sâu ở tầm triết học. Có hai khả năng có thể xảy ra sau đây:
-         Khả năng 1: Nếu lão nông tri điền cố tình lai gống trồng loại mít này thì rõ ràng ý tưởng mít không vỏ có trước vật phẩm mít không vỏ và ý tưởng quyết định vật phẩm. Trong trường hợp này, lão nông thuộc về trường phái duy ý tưởng sáng tạo.
Ý tưởng có trước vật phẩm. (ảnh: nguồn internet)


Ý tưởng có trước vật phẩm. (ảnh: nguồn internet)
-         Khả năng 2: Nếu lão nông tri điền trồng mít bình thường nhưng đêm hôm qua kẻ trộm đột nhập lột vỏ mít bị truy đuổi bỏ chạy tháo thân thì rõ ràng với lão nông vật phẩm mít không vỏ có trước ý tưởng mít không vỏ và vật phẩm quyết định ý tưởng. Trong trường hợp này, lão nông thuộc về trường phái duy vật phẩm sáng tạo.
Vật phẩm có trước ý tưởng. (ảnh: nguồn internet)


Vật phẩm có trước ý tưởng. (ảnh: nguồn internet)
-         Tóm lại, cùng một cặp ý tưởng sáng tạo và vật phẩm sáng tạo, đối với người này có thể ý tưởng có trước nhưng đối với người khác thì vật phẩm có trước.
Cái nào có trước: ý tưởng hay vật phẩm? (ảnh: nguồn internet)


Cái nào có trước: ý tưởng hay vật phẩm? (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Các nhà sáng tạo thường thuộc về trường phái nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thường thuộc cả hai trường phái! Thành viên của trường phái duy ý tưởng là các nhà sáng chế, còn thành viên của các nhà duy vật phẩm là các nhà phát minh.
Đệ tử:
-         Úi mẹ! Sao ngộ vậy cà, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với các phát minh, vật phẩm có trước còn ý tưởng có sau. Với các sáng chế, ý tưởng có trước còn vật phẩm có sau.
3. Sáng tạo và qui luật tư duy
Đệ tử:
-         Đặc điểm của qui luật tư duy là gì, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Là “có thờ có thiên, có kiêng có lành. Bất cứ cái gì ngươi thực sự tin tưởng, bằng cảm xúc, sẽ trở thành hiện thực của ngươi. Những niềm tin tồi tệ nhất là "những niềm tin tự giới hạn", chúng tạo ra hai kẻ thù lớn nhất của sự thành công cá nhân đó là: hoài nghi và sợ hãi.
Vận dụng qui luật tư duy. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Trong lĩnh vực sáng tạo, nên ứng xử với qui luật tư duy như thế nào, thưa sư phụ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy làm đồ đệ của Hàn Tín tiên sinh.
***


Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét