CEO Doanh nghiệp:
- Kết quả của một nghiên cứu về hành vi con người trong các buổi tiệc cho thấy: nếu không có thực đơn thì thực khách có khuynh hướng bồn chồn và mất tập trung hơn so với trường hợp có thực đơn. Tại sao lại như thế, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Đành rằng miếng ăn là miếng tồi tàn, đành rằng các món ăn của buổi tiệc đã được xác lập mặc dù chưa được bưng bê lên bàn tiệc mà thôi. Tuy nhiên, nếu biết trước thực đơn của buổi tiệc thì thực khách sẽ xây dựng một chiến lược ăn tối ưu cho chính mình!
- Nếu không có thực đơn, sẽ có khi thực khách ra về mà bụng còn đói hoặc có khi thực khách ăn quá nhiều những món mình không thích lắm nhưng lại ngậm ngùi bỏ qua những món mình thích hơn vì đã quá no!
CEO Doanh nghiệp:
- Việc mong muốn biết trước thực đơn buổi tiệc thể hiện điều gì ở tầm triết học của con người đối với tương lai, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Điều đó chứng tỏ con người mong muốn thích ứng với sự…không thay đổi ở tương lai. Thật vậy, khi biết trước các sự kiện sẽ xảy ra, con người sẽ có chiến lược thích ứng với các sự kiện đó một cách có lợi nhất.
CEO Doanh nghiệp:
- Xin phân tích thêm sự khác biệt giữa có và không có thực đơn, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Trường hợp có thực đơn ứng sẽ với cơ chế ăn tiệc onlinevì thực khách không thể biết trước món ăn kế tiếp là gì. Trái lại, trường hợp có thực đơn sẽ ứng với cơ chế ăn tiệc offline vì biết trước toàn bộ trình tự các món ăn của buổi tiệc.
- Một cô giáo bắt trẻ con lớp mẫu giáo ăn hết viên kẹo đang ngậm trong mồm rồi mới đưa viên kẹo kế tiếp đó là cô giáo có phong cách online. Nếu cô giáo đưa tất cả các viên kẹo cho trẻ con lựa muốn ăn viên nào trước cũng được đó là cô giáo có phong cách offline.
2. Cuộc đời online và cuộc đời offline.
CEO Doanh nghiệp:
- Mỗi dịp Tết về, các hãng xe khách thường bán vé trướcđiều này nói lên điều gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Họ đang offline hóa một thế giới thế giới vốn dĩ onlinevì thế giới offline có lợi cho họ hơn. Những khái niệm như: đăng ký, kế hoạch, dự trù, toan tính, âm mưu,… đều mang màu sắc offline hóa một thế giới vốn dĩ online.
CEO Doanh nghiệp:
- Xin cho một ví dụ minh họa, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Chẳng hạn, liên khúc Lưu bút ngày xanhvà Nỗi buồn hoa phượng của nhạc sĩ Thanh Sơn do tam ca áo dài Như Quỳnh, Hương Lan và Hoàng Oanh trình bày đã có 759.710 lượt xem trên youtube tính đến thời điểm 13h35 ngày 11/2/2013 sau Tây lịch. Rõ ràng số lượt xem offline liên khúc này lớn hơn rất nhiều so với số lượt xem online.
Tam ca áo dài! (ảnh: nguồn internet)
CEO Doanh nghiệp:
- Chuyện nhỏ như miếng ăn ở buổi tiệc mà con người đã quan tâm đến thực đơn sâu sắc như thế. Vậy thử hỏi những chuyện lớn như: tài vận, quan vận, công danh, hôn nhân,… con người quan tâm đến cỡ nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Đây chính là cơ sở khoa học của nền công nghiệp Dự bóitrên thế gian này. Thiên hạ dự bói cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đời sống cá nhân. Trên bình diện xã hội thì có dự bói thời tiết, dự bói chứng khoán, dự bói giá vàng, dự bói tăng dân số, dự bói nhật thực,... Trên bình diện cá nhân thì có dự bói thi đậu hay rớt, dự bói sự nghiệp lên voi hay xuống chó, dự bói hôn nhân hợp hay khắc, dự bói công việc làm ăn thuận hay nghịch,…Ôi vô số kể!
CEO Doanh nghiệp:
- Chúng ta đang sống một cuộc đời onlinehay cuộc đời offline, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Chúng ta đang sống một cuộc đời vốn dĩ online (tới đâu hay tới đó) nhưng lại cố gắng offline hóa nó đi vì con người rất thích và rất giỏi trong việc thích ứng với sự… không thay đổi!
3. Bản chất cốt lõi của mọi phương pháp Dự bói.
CEO Doanh nghiệp:
- Ngành Dự bói ra đời khi nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Lịch sử hình thành và phát triển ngành Dự bóiluôn song hành với lịch sử hình thành và phát triển loài người. Nói một cách không ngoa, khi nào xuất hiện con người trên trái đất này cũng chính là lúc khai sinh ra ngành Dự bói.
CEO Doanh nghiệp:
- Ngành Dự bói phát triển như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Theo dòng thời gian, ngành Dự bóitrở thành một ngành kinh tế Dự bói vì doanh số của ngành này cực lớn mặc dù âm thầm lặng lẽ. Đặc điểm độc đáo của ngành kinh tế Dự bói là khi nền kinh càng khó khăn thì ngành này càng phát triển! Chỉ cần quan sát số lượng doanh nhân đến tham vấn các chiêm tinh gia là biết được xu thế lên hay xuống của nền kinh tế.
- Từ khi máy tính ra đời, ngành Dự bói với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã trở thành một ngành công nghệ Dự bói. Vào thời đồ đá không có chuyện xem bói qua mạng cũng như tiếp thị dịch vụ Dự bói qua mạng như trong thời computer,
- Tổng hợp hai phương diện này hình thành một ngành kinh tế - công nghệ Dự bói.
CEO Doanh nghiệp:
- Xin giới thiệu một vài chiêm tinh gia tầm cỡ thế giới thời cận đại, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Chẳng hạn, trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêmlàng ta. Chiêm tinh gia Pavel Globa tiên sinh quê xứ Bạch Bương. Chiêm tinh gia Michel de Nostredame tiên sinh quê xứ Phú Lang Sa. Chiêm tinh gia Baba Vangacô nương quê xứ Hoa Hồng. Chiêm tinh gia Linda Goodman cô nương và chiêm tinh gia Richard Nolle tiên sinh cùng quê xứ À-mê-ri-cà.
CEO Doanh nghiệp:
- Đặc điểm chung của mọi phương pháp Dự bóilà gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Mọi phương pháp Dự bói đều có 2 khâu sau đây:
- Khâu 1: Rút trích thông điệp tâm linh. Thông điệp tâm linh có thể là: nằm mơ thấy con chó bay trên trời, nháy nháy con mắt bên phải, nốt ruồi ở vị trí giữa trán, giới ngày tháng năm sinh của một người, giờ ngày tháng năm của một sự kiện, tổ hợp bài được chia, số mặt sấp ngữa của đồng tiền gieo quẻ, nhân tướng học, chỉ tay, chữ ký, dáng đi đứng,… Ôi vô số kể!
- Khâu 2: Giải mã thông điệp tâm linh. Từ thông điệp tâm linh các chiêm tinh gia tra cứu các luật để đưa ra lời phán cho thân chủ.
4. Kinh Dịch - Học thuyết dự bói thượng thặng.
CEO Doanh nghiệp:
- Dựa vào đâu mà Kinh Dịch được thiên hạ thừa nhận là học thuyết Dự bói thượng thặng xưa nay, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Thiên hạ dựa trên những cơ sở khoa học khách quan lẫn chủ quan sau đây:
- Thứ nhất, về thời gian trải nghiệm.Kinh Dịchđã có tuổi đời hành nghề gần 5.000 năm, thử hỏi có học thuyết Dự bói nào cao niên hơn hay không? Với một thời gian trải nghiệm dài đằng đẵng như thế chắc chắn Kinh Dịchđúc kết và khắc phục được nhiều vấn đề từ thực tiễn.
- Thứ hai, về chuẩn mực tri thức cổ-trung-cận đại.Các bậc tri thức thời xưa đều phải lĩnh hội tối thiểu hai bộ sách giáo khoa là Tứ thư (gồm 4 món: Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (gồm 5 món: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu). Rõ ràng Kinh Dịchlà một chuẩn kiến thức thời cổ-trung-cận đại ở nhiều quốc gia phương đông.
- Thứ ba, về những người chú giải.Một trong những người chú giải Kinh Dịch chính là Khổng Tử (551-479 trước Tây lịch) tự Khổng Phu Tửhay Khổng Khâutiên sinh. Ngài đã soạn bộ chú giải gồm: Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyền, Thuyết quái, Tự quái và Tạp quái. Điều đó chứng tỏ Kinh Dịchđược các học giả nổi tiếng thời cổ đại tham gia phát triển truyền bá.
Khổng Tử tiên sinh.(ảnh: nguồn internet)
Thứ tư, về tầng lớp xã hội vận dụng.Nói chung, Kinh Dịch được mọi gia tầng xã hội vận dụng trong đó có cả kiến trúc thượng tầng xã hội. Chẳng hạn, Lưu Bá Ôn tiên sinh (1.311-1.375 sau Tây lịch) là một mưu sĩ đầy mưu lược của Chu Nguyên Chương, một khai quốc công thần của triều đại nhà Minh.
Tương truyền rằng Trần Hữu Lượng đối thủ của Chu Nguyên Chươngbiết mình thua do mưu kế của Lưu Bá Ôn ở trận Giang Châu nên ngẩn mặt lên trời mà than rằng: “Dưới tay ta thiếu một mưu sĩ như Lưu Bá Ôn. Sau này kẻ tiêu diệt ta, chắc chắn chính là Bá Ôn rồi. Chả lẽ ý trời nghiêng về Chu Nguyên Chương, nên mới sai Bá Ôn tới trợ giúp đó chăng?”
- Thứ năm, về lĩnh vực ứng dụng.Kinh Dịchđược ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó không thể không tính đến lĩnh vực chính trị và quân sự. Những thời đại mà dấu ấn của Kinh Dịch chi phối sâu sắc trong chính trị và quân sự như thời Tam Quốc với ba đại ca là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền hay thời Hán Sở tranh hùng với hai đại ca là Lưu Bang và Hạng Võ.
- Thứ sáu, về những người truyền bá thời cận đại.Chẳng hạn, trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với cuốn Thái ất thần kinh, nhà chí sĩ Phan Bội Châu với cuốn Chu dịch, nhà văn Ngô Tất Tố với cuốn Kinh dịch, học giả Nguyễn Hiến Lêvới cuốn Kinh dịch - đạo của người quân tử, giáo sư Nguyễn Hoàng Phương với cuốn Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục trong tương lai,… Đây đều là những nhân vật đàng hoàng và có trí tuệ nên có thể xác tín rằng Kinh Dịch không phải là thứ xoàng xỉnh tầm thường.
CEO Doanh nghiệp:
- Dài dòng văn tự quá đi thôi, giá trị cốt lõi của Kinh Dịchlà gì mà thiên hạ thừa nhận là học thuyết Dự bói thượng thặng xưa nay, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Ok! Giá trị cốt lõi nằm ở chổ Kinh Dịchphản ánh qui luật của sự phát triển với một tư duy triết học thâm sâu. Các nhà sáng tạo đổi mới không lĩnh hội Kinh Dịch sẽ là một thiếu sót đáng tiếc.
Kinh dịch - Qui luật của sự biến đổi. (ảnh: nguồn internet)
CEO Doanh nghiệp:
- Để lĩnh hội Kinh Dịch cần thời gian bao lâu, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Để ngâm cứu Kinh Dịch với tư cách một nhà ngâm cứu thì cả đời chẳng thấm vào đâu. Tuy nhiên, để vận dụng Kinh Dịchtrong thực tế thì chỉ cần 10 phút với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
CEO Doanh nghiệp:
- Vào thời computer ai qua tâm đến Kinh Dịchnhất, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Những ai có lợi ích bị chi phối bởi sự bất ngờ trong tương lai thường quan tâm đến Kinh Dịch thông qua những khái niệm như: tài vận, quan vận, công danh,…
5. Bộ đồ hành nghề của Gia Cát Dự.
CEO Doanh nghiệp:
- Ok! Xin được thỉnh giáo Kinh Dịchtrên quan điểm ứng dụng để về nhà tự dùng! Muốn trở thành Gia Cát Dự cần chuẩn bị những gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Thứ nhất, ba đồng tiền xưa! Mỗi đồng tiền có một mặt hình và một mặt chữ.
Ba đồng tiền xưa.(ảnh: nguồn internet)
CEO Doanh nghiệp:
- Vào thời đồ đá, đào ở đâu ra mấy đồng tiền bằng kim loại này, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Ở Hà Nội thì gần Quảng trường 1/5 trên Quan Su streetcó chỗ bán, còn ở Tp.HCM thì trên 3/2 street đoạn từ Ly Thuong Kiet street đến Le Dai Hanh streetcó bán. Chưa kể chợ Dân sinh hay mấy chỗ bán đồ cổ có ở khắp nơi! Giá bàn thường từ 7-10 ngàn VNĐ mỗi đồng tiền xưa! Nếu có mua thì mua một nắm để dành dùng dần vì nếu có ba đồng mà mất một đồng thì cũng như không!
- Thứ hai, một cái mu rùa để tung mấy đồng tiền vào đó xem sấp ngửa ra sao!
CEO Doanh nghiệp:
- Vào thời đồ đá, mu rùa vứt lăn lóc khắp nơi không ai thèm nhặt, còn vào thời computer đào đâu ra mu rùa để dùng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Dễ ợt! Lấy đại cái chén, cái dĩa ăn cơm mà dùng có sao đâu! Khi nào nhậu ba ba hay cua đinh thì nói nhà hàng để lại cái mu còn nguyên mang về dùng!
Thay thế cho mu rùa trong thời computer.(ảnh: nguồn internet)
- Thứ ba, sách tra cứu để giải quẻ!
CEO Doanh nghiệp:
- Sách gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Chẳng hạn, mấy cuốn sau đây:
Một số sách tra cứu giải quẻ Kinh Dịch.(ảnh: nguồn internet)
- Dùng Mr. Google cũng rất tiện lợi, cần gì tra nấy.
- Thứ tư, phần mềm tra cứu quẻ!
CEO Doanh nghiệp:
- Vào thời đồ đá, đào đâu ra phần mềm này, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Hãy liên hệ qua email sangtaodoimoi@gmail.com để nhận các ebook và phần mềm cần thiết cho việc ứng dụng Kinh Dịch. Chỉ cần chuẩn bị 3 đồng tiền và một cái chén/bát ăn cơm là đủ trọn bộ đồ nghề!
6. Trở thành Gia Cát Dự trong 10 phút.
CEO Doanh nghiệp:
- Trình tự gieo quẻ thế nào?
Đạo sĩ:
- Mở file Kinhdich.xls nhận được từ email sangtao.doimoi@gmail.com sẽ có giao diện như sau. Các số 2, 3, 1, 0, 1, 2 ở trên giao diện được gõ sẵn để minh họa, ứng với các số này là quẻ Trạch Sơn Hàm - quẻ số 31, tra sách để biết quẻ này nói về cái gì là xong.
CEO Doanh nghiệp:
- Ngài thực hiện một lần làm mẫu xem sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Ok! Giả sử ở lần gieo thứ nhất ngươi tung 3 đồng tiền vào mu rùa và nhận thấy 2 đồng tiền mặt hình (dĩ nhiên khi đó có 1 đồng tiền mặt chữ). Ghi số 2 vào giao diện phần mềm như sau:
- Tiếp tục, giả sử ở lần gieo thứ hai ngươi tung 3 đồng tiền vào mu rùa và nhận thấy 3 đồng tiền mặt hình (dĩ nhiên khi đó có 0 đồng tiền mặt chữ). Ghi số 3 vào giao diện phần mềm như sau:
- Cứ thế mà tiếp tục cho đến lần gieo thứ sáu. Giả sử kết quả của 6 lần gieo như sau, khi đó hãy tra sách quẻ số 31 tức quẻ Trạch Sơn Hàm để biết lời phán của quẻ.
- Phần mềm này thuộc loại cây nhà lá vườn nên còn nhiều nhược điểm về giao diện nhưng về mặt xử lý thông tin thì đã được kiểm chứng là ok 100%. Trong thời gian tới phần mềm này sẽ được viết bằng ngôn ngữ C/Visual Basic để cải tiến giao diện.
CEO Doanh nghiệp:
- Những người mới tiếp cận Kinh Dịchcần lưu ý gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Nói chung, những người mới tiếp cận Kinh Dịchtrong thời gian ngắn có thể giải quẻ không chính xác. Chẳng hạn, gieo quẻ hỏi về sức khỏe của người thân bị ốm nặng lâu ngày và được quẻ Cấn (với ý nghĩa: ngừng/dừng). Vậy, nên giải quẻ là ngừng/dừng trận ốm hay ngừng/dừng sự sống của bệnh nhân?
CEO Doanh nghiệp:
- Kinh Dịch chỉ lĩnh hội trong 10 phút thế này là xong thôi sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Không đâu! Trên đây là trình bày về Kinh Dịchtheo hướng thực hành ứng dụng dành cho những người không có nhiều thời gian ngâm cứu nhưng lại có nhiều nỗi lo toan trăn trở về tài vận, quan vận, công danh,…
- Xin xem thêm ở các link:
- Xin xem thêm ở các link:
- http://sangtaodoimoi.blogspot.com/2012/12/tro-thanh-gia-cat-du-cac-que-dich-tu-49.html
Làng Hạ, năm 6.000 trước Tây lịch thời đồ đá
Trần Ngọc Truyền
-----------------------------------------------------------------------------------------------
SÁNG TẠO DU KÝ - Nơi đánh thức và nuôi dưỡng những linh hồn sáng tạo!
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét